Phân biệt nhà thầu chính & nhà thầu phụ

Trong lĩnh vực xây dựng, nhà thầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nhà thầu là gì? Cùng Nhà mới – Ngói đỏ tìm hiểu nhé!

Nhà thầu là gì?

Nhà thầu là một tổ chức hoặc đơn vị có đủ kinh nghiệm, năng lực để xây dựng một công trình. Khi đó chủ đầu tư sẽ giao toàn bộ công việc thiết kế, thi công, xây dựng cho nhà thầu chịu trách nhiệm. Nhà thầu lại kết nối các bộ phận nhỏ lại để tạo thành một tổ chức lớn.

Chủ đầu tư là người nắm giữ tài chính để xây dựng công trình. 

Còn nhà thầu là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn thành quá trình xây dựng công trình đó.

Nhà thầu chính là gì?

Về nhà thầu chính, họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc thi công công trình. Nhà thầu chính sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Đồng thời họ cũng là người đứng tên khi dự thầu.

Nhà thầu phụ là gì?

Nhà thầu phụ là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia một hoặc nhiều hạng mục trong công trình. Nhà thầu phụ sẽ ký kết hợp đồng và nhận sự phân công công việc từ nhà thầu chính.

Trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình

Có thể thấy nhà thầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thi công công trình. Vậy những trách nhiệm cụ thể của nhà thầu là gì?

  • Đầu tiên, nhà thầu phải có trách nhiệm với chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng của toàn bộ công trình. Mọi hạng mục phải được hoàn thành đúng theo hợp đồng đã ký kết.
  • Không chỉ đảm bảo chất lượng mà các phương tiện, biện pháp thi công hay thiết bị sử dụng trong công trình đều do nhà thầu chịu trách nhiệm.
  • Khi đã trúng thầu, nhà thầu còn phải có trách nhiệm cung cấp đủ nhân công, vật tư theo thoả thuận với chủ đầu tư.
  • Và nhà thầu cũng phải có trách nhiệm ký kết hợp đồng, quản lý nhà thầu phụ (nếu có).

Trách nhiệm của nhà thầu trong công trình

Các loại nhà thầu xây dựng phổ biến hiện nay

Muốn lựa chọn được nhà thầu thích hợp cho công trình. Dĩ nhiên chủ đầu tư phải hiểu rõ các loại nhà thầu phổ biến hiện nay. Ngoài ra, bản thân nhà thầu cũng cần hiểu rõ mục đích, đường hướng phát triển của mình.

  • Phân loại theo vai trò: Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Cách này sẽ chia nhà thầu thành hai loại là chính và phụ
  • Phân loại theo quốc tịch: Cụ thể ở đây là nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài. Hai loại nhà thầu này có sự khác biệt trong việc thành lập và tuân thủ theo pháp luật
  • Phân loại theo tư cách: Cách này chia nhà thầu thành hai loại là nhà thầu độc lập và nhà thầu liên doanh
  • Phân loại theo chức năng: Bao gồm nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu đánh giá thẩm định, và các nhà thầu khác.

Bài viết sau, Nhà mới – Ngói đỏ sẽ chia sẻ về những tiêu chí để trở thành nhà thầu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *