Kinh nghiệm thi công mái ngói biệt thự

Ngôi nhà mới

Kinh nghiệm thi công mái ngói biệt thự là mái nhà không chỉ đảm bảo chức năng che chắn, bảo vệ ngôi nhà khỏi nắng, mưa… mà còn là nơi thể hiện được tính thẩm mỹ và giá trị của ngôi nhà. Vậy làm thế nào để có một mái nhà đẹp, vững chắc theo thời gian.Hãy cùng Ngói Mới tìm hiểu về vật liệu lợp mái nhà cũng như kinh nghiệm thi công mái ngói

” Kèo mái ngói thép mạ trọng lượng nhẹ ” mang thương hiệu Vntruss do Ngói Mới phân phối. Sử dụng kết cấu hệ kèo 2 lớp, hệ kèo 3 lớp cho kết cấu mái lợp ngói, mái bê tông lợp ngói, … giúp cho công trình của bạn bền lâu hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam. Vậy làm thế nào để có một mái nhà đẹp, vững chắc theo thời gian. Cùng Ngói mới tìm hiểu về vật liệu lợp mái nhà cũng như kinh nghiệm thi công mái ngói biệt thự

Vật liệu làm khung xương mái, ngói lợp nhà tốt là điều kiện cần và kinh nghiệm thi công mái ngói là điều kiện đủ để tạo nên mái nhà đẹp, an toàn và bền vững.

Cùng vẻ đẹp trang nhã về kiểu dáng cũng như hiệu quả trong việc điều hòa không khí nhà ở và chống thấm tốt thì nay người dân đã, đang và sử dụng ngói lợp nhà cho nhiều công trình nhà ở của mình.

Với đặc tính chống nóng, chống ẩm tốt chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã giúp mái ngói trở thành lựa chọn đầu tiên của các chủ đầu tư. Ngoài ra mái nhà lợp ngói còn đem lại tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng và vẻ đẹp thanh lịch cho ngôi nhà. Mặc dù, chi phí bỏ ra cho mái ngói là tương đối cao, thế nhưng nhiều gia chủ không ngần ngại chi khoảng tiền này để sở hữu một không gian sống hoàn hảo và trọn vẹn nhất.

Ngói có độ bền cao, và trọng lượng tương đối nặng do đó để song hành cùng ngói lợp thì phần khung xương lợp ngói cũng phải đảm bảo vững chắc và bền bỉ.

Các kiểu kết cấu mái hiện nay ?

Khi quyết định làm mái nhà thì điều đầu tiên không kém phần quan trọng cần được chủ đầu tư, nhà thầu đưa ra là làm mái theo kiểu nào. Vậy có bao nhiêu kiểu kết cấu mái? Kết cấu mái dùng trong các công trình nhà ở, biệt thự hiện nay bao gồm:

– Kiểu mái sử dụng hệ khung kèo thép mạ kẽm, gỗ hoặc sắt

– Kiểu mái đổ bê tông sau đó dán ngói

Kinh nghiệm thi công mái ngói biệt thự

Sử dụng khung kèo thép mạ kẽm, sắt hoặc gỗ

Thép cường độ cao, mạ hợp kim nhôm kẽm được ứng dụng rộng rãi cho mái nhà lợp ngói và được các chủ đầu tư, nhà thầu tin tưởng lựa chọn. Ở những vùng gần biển có mức độ ăn mòn kim loại cao nên sử dụng hệ kèo thép mạ kẽm trọng lượng nhẹ không rỉ Zacs Bluescope

Độ dốc mái tối thiểu là 35 độ, độ dốc tối ưu là 40 độ, nếu độ dài mái dài > 6m thì nên tăng thêm độ dốc (khoảng 45 – 50 độ) để đảm bảo thoát nước tốt.

Khoảng cách giữa 2 li tô ( tâm nối tâm) trong khoảng 340 – 360 mm, khoảng cách phải đồng nhất cho cả mái ngói ( trừ khoảng li tô cuối) đảm bảo các li tô phải song song nhau, chia li tô từ trên đỉnh mái xuống dưới, hàng thừa thì dồn vào hàng cuối hoặc áp cuối. Li tô cuối nên là li tô kép ( chiều cao gấp đôi các li tô thường ).2 li tô trên chóp mái ( mương nóc) cách nhau từ 40 -60 mm

Nếu sử dụng kèo gỗ thì nên chọn gỗ tốt, bền với thời gian, tránh mối mọt. Thanh gỗ dùng làm li tô phải có bề mặt nhẵn, tránh lồi lõm…làm mái ngói không đẹp và thấm dột. Nên lắp đặt rui (cầu phong) dày hơn bình thường để có khả năng chịu lực tốt, tránh mái ngói bị cong võng.Sau khi lắp đặt nên kiểm tra lại độ phẳng và độ cứng của giàn kèo trước khi lợp ngói để có sự điều chỉnh kịp thời.

Sử dụng mái bê tông rồi dán ngói

Độ dốc mái tối thiểu là 30 độ. Nếu làm mè bằng vữa thì cũng giống như hệ rui mè bằng sắt, khoảng cách giữa 2 mè có thể lớn hơn 1 chút nhưng không vượt quá 370 mm.

Do viên ngói bị bó cứng vào khối bê tông, không co dãn được khi thời tiết thay đổi và khó sửa chữa, thay thế trong trường hợp ngói bị thấm dột, nứt, bể nên dạng mái này ngày càng ít được sử dụng. Thay vào đó người ta rải 1 lớp li tô và cầu phong lên mái bê tông rồi mới lợp.

Lưu ý khi thi công mái nhà lợp ngói

Nguyên nhân mái nhà lợp ngói bị thấm dột thường do thi công khung kèo và lợp ngói không đúng kỹ thuật. Hiện nay có rất nhiều loại ngói với chất liệu và mẫu mã khác nhau đi kèm kỹ thuật thi công cho từng loại ngói cũng khác nhau, người thợ đòi hỏi phải có kinh nghiệm thi công mái ngói và kỹ thuật tốt.

Với biệt thự mái thái thường có nhiều mái đan xen nhau điểm này cũng là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dột tại các vị trí giao nhau giữa các mái, nguyên nhân chính là quá trình lắp đặt máng xối thoát nước không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thấm dột tại vị trí tiếp giáp giữa mái ngói và tường thường với công trình sử dụng khoảng 1 năm chủ yếu do mái tiếp giáp với tường được xây tô bằng vữa xi măng, sau một thời gian ngắn lớp vữa bị tách khỏi tường và dẫn đến thấm dột.

Hiện tượng tốc ngói hay nứt, vỡ ngói thường sảy ra trên mái bê tông dán ngói dẫn tới hiện tượng co ngót, giãn nở vật liệu giữa ngói và bê tông khác nhau, khắc phục hiệu quả nhất là lợp ngói trên khung giàn thép mái bê tông dốc.

Vệ sinh hoàn thiện mái ngói

Nếu vữa khô dính trên mặt ngói hoặc chỗ liên kết ngói nóc hoặc ngói rìa có đắp vữa thì dùng miếng xốp hay giẻ lau sạch sau đó dùng  sơn Acrylic chuyên dụng cho ngói để sơn lên lớp vữa cho đồng màu.

Sơn Acrylic có thể sơn trực tiếp lên mái ngói, một số trường hợp có thể pha thêm nước cho loãng bớt nhưng tỉ lệ nước không vượt quá 10%. Không sử dụng các loại dung môi khác như xăng, dầu hỏa…để pha loãng nếu sơn dính tay thì cũng chỉ cần rửa sạch bằng nước do đây là sơn gốc nước.

Trên đây là những thông tin mà Ngói mới chia sẻ cũng như kinh nghiệm thi công mái ngói biệt thự, nếu bạn có ý kiến thắc mắc hay muốn tư vấn, báo giá thi công lợp mái ngói trọn gói có thể liên hệ theo SĐT: 0835.553.555 – 0333.989.888 (Mr.Vinh)

Trân trọng!

 Duc Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *