Chống sét và những lưu ý

Tại sao cần thi công chống sét?

Do năng lượng tích tụ của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó không hề nhỏ. Công trình bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ học của các thiết bị trong công trình. Thậm chí nó có thể phá hủy công trình, gây cháy nổ toàn bộ công trình.

Phân loại các loại sét

Cấu tạo của hệ thống chống sét:

Hệ thống chống sét gia đình tiêu chuẩn sẽ bao gồm 3 thành phần chính, đó là:

  • Dây thoát sét (dây dẫn xuống)

Đây là đường dây dẫn sét đến hệ thống tiếp địa. Dây dẫn thoát sét phải đảm bảo chiều dài vừa đủ, sử dụng chất liệu tốt nhất đề phòng tình trạng bị nóng, chảy khi dòng sét chạy qua.

  • Đầu thu sét (kim thu sét)

Thường được đặt ở vị trí cao nhất của công trình để thu dòng sét trước khi nó chạm tới công trình hoặc nhà ở. 

  • Hệ thống tiếp địa

Đây là nơi tiếp nhận dòng sét và phân tán nó vào đất. 

Phân loại sét để phòng chống cho gia đình

  • Sét đánh trực tiếp: Là loại sét có khả năng đánh thẳng vào nhà ở, nhà máy, tòa nhà, các vị trí sở hữu mặt bằng cao hơn so với khu vực xung quanh. Đây là tia sét nguy hiểm cao nhất, gây nên hậu quả khôn lường và nghiêm trọng.
  • Sét đánh gián tiếp: Là tia sét thường đánh vào đường dây điện tại một khu vực nào đó.
  • Sét đánh cảm ứng: Gồm hai loại là cảm ứng tích điện và cảm ứng điện từ. 

Nơi nào cần lắp đặt hệ thống chống sét

Nhiều người thường không quan tâm đến cách chống sét gia đình bởi họ cho rằng không thực sự cần thiết và tốn chi phí. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn nhất định, chúng ta nên lắp đặt hệ thống chống sét trong nhiều trường hợp khác nhau:

  • Nơi tập trung nhiều người;
  • Khu vực cần được bảo vệ những dịch vụ công cộng thiết yếu;
  • Nơi thường xuyên xuất hiện tia sét đánh hoặc khu vực gần chỗ thường có sét đánh;
  • Chỗ chứa nhiều những nguyên vật liệu dễ gây cháy nổ.

Trong những tình huống khác, cần xem xét một số yếu tố có ảnh hưởng tới xác suất của tia sét đánh như:

  • Công năng mà tòa nhà/ngôi nhà sở hữu;
  • Tính chất của việc hoàn thành thi công tòa nhà;
  • Vị trí của tòa nhà/ngôi nhà;
  • Chiều cao của công trình.

Những lưu ý khi thi công chống sét

Lưu ý khi thi công chống sét

Nắm rõ kết cấu công trình nhà ở cần chống sét

Cần xác định được công trình thi công chống sét có cấu tạo như thế nào, phạm vi cần bảo vệ rộng ra sao… để đưa ra được công nghệ và công cụ chống sét hiệu quả nhất.

Lựa chọn kim thu sét

Kim thu sét là vật vô cùng quan trọng và thường được sử dụng trong thời gian dài. Do đó cần lựa chọn kim thu sét có chất liệu tốt, được làm từ kim loại và có độ dài từ 0,5-1,5m. Tùy vào phạm vi cần bảo vệ mà lắp số lượng từ 1-5 kim thu sét.

Dây dẫn thoát sét

Nên sử dụng dây dẫn thoát sét có chất liệu làm từ đồng, hình tròn để dẫn điện hiệu quả nhất. Quá trình thi công chống sét, dây dẫn thoát sét nên được đặt thẳng nhất, hạn chế tối đa mối nối trên dây dẫn thoát sét để đảm bảo hiệu quả thoát sét tốt nhất.

Vị trí cọc tiếp địa

Vị trí cọc tiếp địa nên chọn nơi cách xa sàn nhà ít nhất 2m. Nơi được chọn làm địa điểm chôn dây tiếp địa phải đào rãnh sâu ít nhất 0,5m.

Kiểm định chống sét

Đây là bước vô cùng quan trọng đối với thi công chống sét. Nó đảm bảo rằng hệ thống chống sét đã được lắp đặt đúng kỹ thuật và có hiệu quả, đem đến sự an tâm cho người sử dụng. 

Trên đây Nhà mới – Ngói đỏ đã hướng dẫn các bạn cách làm chống sét nhà ở một cách thuận tiện và an toàn nhất.

Nguồn: tổng hợp

Biên tập: Nguyễn Khánh Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *